Các loại số trong PHP | Laptrinhcanban.com

HOME › >>

Các loại số trong PHP

Có 2 kiểu dữ liệu số trong PHP được sử dụng khi viết chương PHP bao gồm số nguyênsố thực. Tuy nhiên khi xử lý chương trình thì tất cả các kiểu số này đều cùng được xử lý dưới dạng số thực 64 bit. Số phức không được sử dụng trong PHP, và bạn sẽ học được cách sử dụng các kiểu dữ liệu số này trong bài học sau đây.

Kiểu dữ liệu số trong PHP là gì

Kiểu dữ liệu số trong PHP (tiếng anh : Numeric literal; tiếng Nhật : 数値リテラル) là tên loại dữ liệu dùng để gọi các hằng số được dùng trong chương trình PHP. Cũng giống như kiểu dữ liệu chữ, kiểu dữ liệu số trong PHP cũng thuộc dạng Literal - một giá trị bất biến thể hiện chính nó.
Ví dụ như số 11 thuộc kiểu dữ liệu số có giá tri bất biến và nó thể hiện giá trị của chính nó bằng 11 chứ không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.

Trong PHP, tất cả các loại số khi đưa vào chương trình đều cùng được xử lý dưới dạng số thực 64 bit. Điều này rất khác với các ngôn ngữ khác vốn quy định rõ các kiểu số với từng kiểu dữ liệu khác nhau như int, double hay float chẳng hạn. Nói một cách khác, trong PHP, chúng ta không cần phải khai báo hay để ý tới kiểu của số khi sử dụng chúng.

Tuy nhiên khi viết chương trình PHP, chúng ta vẫn có thể viết các số nguyên, hay các số thực theo ý của mình.

Số nguyên trong PHP

Kiểu dữ liệu số nguyên trong PHP bao gồm số nguyên dương (1,2,3…), số nguyên âm (-1,-2,-3…) và số 0. Số nguyên không chứa dấu phẩy trong chính nó.

Ngoài số nguyên ở hệ thập phân thì chúng ta cũng có thể sử dụng số nguyên ở các hệ cơ số khác như là cơ số 2, cơ số 8 hoặc cơ số 16.

Khi viết số nguyên trong một chương trình, chúng ta viết giá trị của chúng như ví dụ dưới đây:

// Số nguyên dương
$num1 = 1;
$num2 = 182;

// Số nguyên âm
$num3 = -1;
$num4 = -123

// Số 0
$num5 = 0;

Với số nguyên ở hệ thập lục phân, chúng ta cần thêm tiền tố 0x hoặc 0X vào đằng trước số. Chúng ta cũng có thể sử dụng các ký tự từ A-F hoặc a-f để biểu diễn số. Ví dụ:

$num = 0xB6; //Giá trị của số 182 ở hệ cơ số 16
echo $num; //182

Với số nguyên ở hệ nhị phân, chúng ta cần thêm tiền tố 0b hoặc 0OB vào đằng trước số.

Và với số nguyên ở hệ bát phân, chúng ta cần thêm tiền tố 0o hoặc 0O vào đằng trước số.

Ví dụ:

$num = 0o266; //Giá trị của số 182 ở hệ cơ số 8
echo $num; //182

$num = 0b10110110; //Giá trị của số 182 ở hệ cơ số 2
echo $num; //182

Ngoài ra, chúng ta có thể biểu diễn số nguyên dưới dạng nhị phân (binary), 8 (octal) và 16 (Hex – hexadecimal) tương tự dưới đây:

0b1011
0x9F
-0b1011

Lưu ý, bất kể chúng ta sử dụng cách ghi số nào ở trên thì chương trình PHP cũng sẽ chỉ nhận chúng dưới dạng số thực 16 bit, và sau đó in ra màn hình dưới dạng số nguyên cơ số 10 mà thôi.

echo 182;
// 182

echo 0xB6;
// 182

echo 0o266;
// 182

echo 0b10110110;
// 182

Chi tiết về cách biểu diễn kiểu dữ liệu số nguyên trong PHP dưới dạng nhị phân (binary), bát phân (octal) và thập lục phân (Hex – hexadecimal), hãy tham khảo bảng dưới đây:

dạngcách viếtví dụ
thập phânDùng các số từ 0 đến 9 để biểu diễn.
Có thể thêm dâú + hoặc - vào đầu số.
Không thể viết số bắt đầu từ số 0 ngoại trừ chính số 0
100
-100
0
nhị phânViết số bắt đầu bằng ký tự 0b.
Dùng 0 và 1 để biểu diễn số.
Có thể thêm dâú + hoặc - vào đầu số
0b1111
-0b1111
bát phânViết số bắt đầu bằng ký tự 0o.
Dùng chữ số từ 0 đến 7 để biểu diễn số.
Có thể thêm dâú + hoặc - vào đầu số
0o100
-0o100
0
thập lục phânViết số bắt đầu bằng ký tự 0x.
Dùng chữ số từ 0 đến 9 để biểu diễn số.
Có thể thêm dâú + hoặc - vào đầu số
0x100
-0x100
0

Kiểu dữ liệu số thực trong PHP

Kiểu dữ liệu số thực trong PHP là kiểu số được biểu diễn dưới dạng số thực dấu phẩy động( tiếng anh : Floating point number; tiếng Nhật:浮動小数点 ).

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, số thực trong PHP chính là các số chứa phần thập phân đằng sau dấu chấm.

Giống với kiểu dữ liệu số nguyên, chúng ta viết trực tiếp giá trị của số thực trong PHP, giống như ví dụ dưới đây:

$num1 = 2.49;
$num2 = -19.5;

Với các số thực cực kỳ lớn hoặc cực kỳ nhỏ mà số đằng sau dấu phẩy rất nhiều, chúng ta có thể biểu diễn chúng bằng số e trong PHP như dưới đây. Lưu ý là chúng ta sử dụng ký tự e hay E khi biểu diễn đều được cả

$num1 = 8.5e+7;
$num2 = 2.34E-12;

Lưu ý, bất kể chúng ta sử dụng cách ghi số nào ở trên thì chương trình PHP cũng sẽ chỉ nhận chúng dưới dạng số thực 16 bit, và sau đó in ra màn hình dưới dạng số thực mà thôi.

echo 4.852;
// 4.852

echo 3.2e5;
// 320000

echo 4.7e-6;
// 4.7E-6

Tổng kết

Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn về các loại số trong PHP rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.

Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về PHP trong các bài học tiếp theo.

URL Link

https://laptrinhcanban.com/php/nhap-mon-lap-trinh-php/so-trong-php/so-trong-php/

Hãy chia sẻ và cùng lan tỏa kiến thức lập trình Nhật Bản tại Việt Nam!

HOME  › >>

Profile
きよしです!笑

Tác giả : Kiyoshi (Chis Thanh)

Kiyoshi là một cựu du học sinh tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học Toyama năm 2017, Kiyoshi hiện đang làm BrSE tại Tokyo, Nhật Bản.