Số trong Java | Laptrinhcanban.com

HOME › >>

Số trong Java

Cùng tìm hiểu về số trong Java. Bạn sẽ học được khái niệm số trong Java là gì, cũng như cách biểu diễn và in hai loại số cơ bản là số nguyên (Integer Literal) và số thực (Floating-point Literals) trong Java sau bài học này.

Số trong Java là gì

Số trong Java được sử dụng trong các tính toán số học, cũng như để đếm trong các xử lý vòng lặp. Các chữ số nếu ở dạng ký tự hoặc chuỗi ký tự (ví dụ như '1' hoặc '123') thì không thể sử dụng trong tính toán, tuy nhiên nếu ở dạng số thì chúng có thể được sử dụng trong các phép tính như cộng trừ nhân chia trong Java.

Để viết số trong Java, chúng ta ghi số trực tiếp mà không thêm bất kỳ thứ gì cả như sau:

123
8
20.34

Có 2 loại số chính sử dụng trong Java đó là số nguyên (Integer Literal), số thực (Floating-point Literals) và chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng sau đây:

Số nguyên (Integer Literal) trong Java

Thông thường chúng ta sử dụng 4 hệ cơ số gồm hệ nhị phân, bát phân, thập phân và thập lục phân để biểu diễn số nguyên (Integer Literal) trong Java.

Khi biểu diễn số nguyên trong Java, nếu số nguyên ở dạng số thập phân thì chúng ta sẽ ghi trực tiếp số thập phân đó trong chương trình Java. Tuy nhiên nếu số nguyên ở các dạng khác thì chúng ta cần phải thêm ký tự chỉ định vào đầu số đó.

Ví dụ để phân biệt với số nguyên ở hệ cơ số 10 thì số ở hệ cơ số 2 được thêm 0b hoặc 0B vào đầu. Tương tự thì hệ cơ số 8 sẽ thêm 0, hệ cơ số 16 sẽ thêm 0x hoặc 0X vào đầu chẳng hạn.

Cụ thể, các cách viết sau đây tuy khác hệ cơ số nhưng đều biểu diễn cùng một số nguyên (Integer Literal) trong Java.

Cơ số 10: 506
Cơ số 2 : 0b111111010
Cơ số 8 : 0772
Cơ số 16: 0x1fa

Để in ra số nguyên trong Java, chúng ta sử dụng phương thức System.out.println với cú pháp như sau:

System.out.println(number);

Trong đó number là số nguyên cần in ra màn hình.

Lưu ý, mặc dù chúng ta biểu diễn số nguyên ở hệ cơ số khác nhau, nhưng kết quả in ra màn hình của số ở tất cả các hệ cơ số này sẽ vẫn là số ở hệ cơ số 10, do trước khi in ra thì các hệ cơ số đều được chuyển về hệ cơ số 10.

Ví dụ:

public class Main {
public static void main(String[] args)
{
System.out.println(506);
System.out.println(0b111111010);
System.out.println(0772);
System.out.println(0x1fa);
}
}

Kết quả:

506
506
506
506

Lại nữa, một số nguyên (Integer Literal) nếu được đặt trong một cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép, thì khi đó nó sẽ biến thành chữ số. Lưu ý hai cách viết sau đây biểu diễn hai loại dữ liệu hoàn toàn khác nhau trong Java:

506
'506'

Số thực (Floating-point Literals) trong Java

Khi biểu diễn số thực trong Java, chúng ta sử dụng dấu chấm để biểu thị phần nguyên và phần phân số như sau:

3.14
1.07
20.88

Chúng ta cũng có thể biểu diễn số thực trong Java bằng cách sử dụng hàm mũ. Chúng ta sử dụng ký hiệu e hoặc E để biểu diễn số thực bằng hàm mũ với cú pháp sau đây:

[Phần có ý nghĩa] e [Dấu] [Phần hàm mũ]

Ví dụ:

5.23e3     // 5.23 × 10^3 = 5230
2.712e-4 // 2.712 × 10^-4 = 0.0002712

Tương tự với số nguyên, chúng ta sử dụng phương thức System.out.println để in số thực với cú pháp như sau:

System.out.println(number);

Trong đó number là số thực cần in ra màn hình.

Lưu ý, khác với số nguyên với kết quả chỉ được in ra dưới dạng cơ số 10, thì với số thực, kết quả in ra sẽ được tự động biểu diễn ở dạng gọn và hợp lý nhất.
Ví dụ:

public class Main {
public static void main(String[] args)
{
System.out.println(5.23e3);
System.out.println(52.30);
System.out.println(2.712e-4);
System.out.println(0.0002712);
}
}

Kết quả:

5230.0
52.3
2.712E-4
2.712E-4

In kết quả phép toán với số trong Java

Điểm khác biệt lớn nhất giữa số và ký tự trong Java là chúng ta có thể tính toán đối với số mà không thể làm điều tương tự với ký tự.

Và đặc biệt hơn thì chúng ta cũng có thể in kết quả của các phép tính toán với số trực tiếp trong Java như sau:

public class Main {
public static void main(String[] args)
{
System.out.println(506 - 1); // 505
System.out.println(5.23e3 + 2); // 508
System.out.println(506 * 3); // 1518
System.out.println(52.30 / 2); // 253
}
}

Kết quả:

505
5232.0
1518
26.15

Tổng kết

Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn về số trong Java rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.

Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về Java trong các bài học tiếp theo.

URL Link

https://laptrinhcanban.com/java/java-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau/literal-trong-java/so-trong-java/

Hãy chia sẻ và cùng lan tỏa kiến thức lập trình Nhật Bản tại Việt Nam!

HOME  › >>

Profile
きよしです!笑

Tác giả : Kiyoshi (Chis Thanh)

Kiyoshi là một cựu du học sinh tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học Toyama năm 2017, Kiyoshi hiện đang làm BrSE tại Tokyo, Nhật Bản.