Toán tử đơn thức trong JavaScript | Laptrinhcanban.com

HOME › >>

Toán tử đơn thức trong JavaScript

Cùng tìm hiểu về toán tử đơn thức trong JavaScript. Bạn sẽ biết khái niệm toán tử đơn thức trong JavaScript là gì cũng như cách dùng hai loại toán tử đơn thức là toán tử trừ đơn thức và toán tử cộng đơn thức trong JavaScript sau bài học này.

Toán tử đơn thức trong JavaScript là gì

Toán tử đơn thức trong JavaScriptlà loại toán tử chỉ gồm một toán hạng trong nó.

Toán tử đơn thức trong JavaScript bao gồm 2 loại là toán tử trừ đơn thức (-) và toán tử cộng đơn thức (+), trong đó toán tử trừ đơn thức có tác dụng đổi dấu dương thành dấu âm, dấu âm thành dấu dương, và ngược lại thì toán tử cộng đơn thức lại có tác dụng giữ nguyên các dấu của giá trị.

Toán tửVí dụKết quảÝ nghĩa
++AAGiữ nguyên dấu dương
++(-A)-AGiữ nguyên dấu âm
--A-AĐổi dấu dương thành âm
--(-A)AĐổi dấu âm thành dương

Các toán tử cộng (+) và trừ (-) vốn là các toán tử số học trong JavaScript. Trong các trường hợp có 2 toán hạng trong biểu thức, cách dùng của chúng không thay đổi, tuy nhiên trong trường hợp chỉ có một toán hạng, thì chúng sẽ được sử dụng với ý nghĩa như Kiyoshi đã trình bày ở trên.

Ví dụ cụ thể, chúng ta sử dụng các toán tử trừ đơn thức như sau:

/*Đổi dấu dương thành âm*/
console.log(-8);
// -8

/*Đổi dấu âm thành dương*/
console.log(- (-10) );
// 10

Tương tự với toán tử cộng đơn thức:

/*Giữ nguyên dấu dương*/
console.log(+8);
// 8

/*Giữ nguyên dấu âm*/
console.log(+ (-10) );
// -10

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các toán tử đơn thức này với biến như sau:

let a = 10;
let b = -10;

console.log(+a); // 10
console.log(-a); // -10

console.log(+b); // -10
console.log(-b); // 10

Lưu ý khi sử dụng toán tử cộng và trừ đơn thức với các kiểu dữ liệu không phải là số

Khi sử dụng toán tử cộng và trừ đơn thức với các đối tượng thuộc kiểu dữ liệu không phải là số, nếu đối tượng đó có thể chuyển về kiểu số thì sẽ được chuyển về kiểu số. Và nếu không thể chuyển về kiểu số thì giá trị NaN sẽ được trả về.

Ví dụ cụ thể:

console.log(+'80');
// 80

console.log(-"80");
// -80

console.log(-['12.34']);
// -12.34

console.log(+null);
// 0

console.log(+'Tokyo');
// NaN

Tuy nhiên cách viết này thường gây ra sự nhầm lẫn và khó hình dung được code, nên thay vì chúng, hãy sử dụng tới các hàm global parseInt() hoặc các phương thức thành viên trong Number Object như Number.parseInt chẳng hạn.

Tổng kết

Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn về toán tử đơn thức trong JavaScript rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.

Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về JavaScript trong các bài học tiếp theo.

URL Link

https://laptrinhcanban.com/javascript/javascript-co-ban-den-nang-cao/toan-tu-trong-javascript/toan-tu-don-thuc-trong-javascript/

Hãy chia sẻ và cùng lan tỏa kiến thức lập trình Nhật Bản tại Việt Nam!

HOME  › >>

Profile
きよしです!笑

Tác giả : Kiyoshi (Chis Thanh)

Kiyoshi là một cựu du học sinh tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học Toyama năm 2017, Kiyoshi hiện đang làm BrSE tại Tokyo, Nhật Bản.