Tìm phần tử trong multiset C++ (find, lower_bound, upper_bound, equal_range, cout) | Laptrinhcanban.com

HOME › >>

Tìm phần tử trong multiset C++ (find, lower_bound, upper_bound, equal_range, cout)

Hướng dẫn cách tìm phần tử trong multiset. Bạn sẽ học được cách sử dụng các hàm find(), lower_bound() và upper_bound() để tìm vị trí của phần tử trong multiset, cũng như hàm cout() để đếm số lần xuất hiện của phần tử trong multiset C++ sau bài học này.

Tìm phần tử trong multiset C++ bằng hàm find

Hàm find là một hàm thành viên trong class std::set, có tác dụng tìm vị trí phần tử có giá trị chỉ định trong multiset.

Chúng ta sử dụng hàm find trong C++ với cú pháp sau đây:

st.find(val);

Trong đó val là giá trị của phần tử cần tìm trong multiset st.

Hàm find() sẽ trả về trình lặp trỏ đến vị trí phần tử, nếu nó tồn tại trong multiset. Và nếu phần tử đó không tồn tại, hàm sẽ trả về trình lặp trỏ đến vị trí cuối cùng trong multiset.

Bằng cách ứng dụng hàm find(), chúng ta có thể tìm ra vị trí của phần tử đó trong multiset, rồi kết hợp với hàm clear() để xóa nó đi như ví dụ cụ thể sau đây:

#include <iostream>
#include <set>
using namespace std;

//Tạo hàm xuất multiset
void dump(multiset<int>& st)
{
for (auto x: st) {
cout << " "<< x ;
}
cout << endl;
}

int main() {
multiset<int> st{3, 1, 4, 5, 2, 9};
dump(st);

//Tìm phần tử có giá trị bằng 2 trong multiset
auto itr = st.find(2);

//Xóa phần tử vừa tìm thấy
st.erase (itr);
dump(st);

return 0;
}

Kết quả:

1 2 3 4 5 9
1 3 4 5 9

Tìm phần tử trong multiset C++ bằng hàm equal_range

Hàm equal_range là một hàm thành viên trong class std:multiset, có tác dụng tìm phạm vi của tất cả các phần tử giống với giá trị chỉ định trong multiset.

Chúng ta sử dụng hàm equal_range trong C++ với cú pháp sau đây:

st.equal_range(val);

Trong đó val là giá trị phần tử cần tìm trong multiset st.

Hàm equal_range() sẽ trả về một cặp giá trị, với giá trị đầu tiên trỏ đến đầu phạm vi, và giá trị thứ hai trỏ đến cuối phạm vi chứa tất cả các phần tử có giá trị giống giá trị chỉ định.

Bằng cách ứng dụng hàm equal_range(), chúng ta có thể tìm ra phạm vi chứa phần tử có giá trị chỉ định trong multiset như sau

#include <iostream>
#include <set>
using namespace std;

typedef multiset<int>::iterator It;

//Tạo hàm xuất multiset
void dump(multiset<int>& st)
{
for (auto x: st) {
cout << " "<< x ;
}
cout << endl;
}

int main() {
multiset<int> st{3, 1, 2, 5, 7, 2, 3};

dump(st);

//Tìm phạm vi chứa phần tử có giá trị bằng 3 trong multiset
pair<It,It> ret = st.equal_range(2);

//Xoá các phần tử trong phạm vi tìm thấy
st.erase(ret.first,ret.second);

dump(st);

return 0;
}

Kết quả:

1 2 2 3 3 5 7
1 3 3 5 7

Giống như trên, toàn bộ phạm vi chứa các phần tử có giá trị chỉ định đã được xác định bởi hàm equal_range() và được xóa đi.

Tìm phần tử trong multiset C++ bằng hàm lower_bound

Hàm lower_bound là một hàm thành viên trong class std::set, có tác dụng tìm vị trí phần tử đầu tiên trong multiset có giá trị lớn hơn hoặc bằng với giá trị chỉ định.

Chúng ta sử dụng hàm lower_bound trong C++ với cú pháp sau đây:

st.lower_bound(val);

Trong đó val là giá trị của phần tử cần tìm trong multiset st.

Hàm lower_bound() sẽ trả về trình lặp trỏ đến vị trí vị trí phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn hoặc bằng với giá trị chỉ định. Và nếu không tìm thấy, hàm sẽ trả về trình lặp trỏ đến vị trí cuối cùng trong multiset.

Trong trường hợp chỉ có một phần tử trong multiset có giá trị giống với giá trị chỉ định thì hàm lower_bound sẽ trả về con trỏ chỉ đến phần tử đó. Còn nếu có nhiều phần tử có giá trị giống với giá trị chỉ định, vị trí của phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn giá trị chỉ định sẽ được hàm lower_bound() trả về.

Bằng cách ứng dụng hàm lower_bound() kết hợp hàm upper_bound() mà Kiyoshi sẽ hướng dẫn ở phần dưới, chúng ta có thể tìm ra 2 vị trí rồi xóa các phần tử có trong phạm vi xác định bởi vị trí đó như ví dụ sau:

#include <iostream>
#include <set>
using namespace std;

//Tạo hàm xuất multiset
void dump(multiset<int>& st)
{
for (auto x: st) {
cout << " "<< x ;
}
cout << endl;
}

int main() {
multiset<int> st{3, 3, 1, 4, 2, 5, 2, 9};
dump(st);

/*Tìm vị trí phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn hoặc bằng 2*/
auto itr1 = st.lower_bound(2); // itr1 trỏ đến 2

///Tìm vị trí phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn 5 trong multimap
auto itr2 = st.upper_bound(5); // itr2 trỏ đến 9

//Xóa các phần tử trong phạm vi [itr1, itr2)
st.erase (itr1, itr2);
dump(st);

return 0;
}

Kết quả, các phần tử trong phạm vi từ 2 đến trước 9 đã bị xóa đi.

1 2 2 3 3 4 5 9
1 9

Tìm phần tử trong multiset C++ bằng hàm upper_bound

Ngược với hàm lower_bound chính là hàm upper_bound trong C++.

Hàm upper_bound là một hàm thành viên trong class std::multiset, có tác dụng tìm vị trí phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn giá trị chỉ định trong multiset.

Chúng ta sử dụng hàm upper_bound trong C++ với cú pháp sau đây:

st.upper_bound(key);

Trong đó key là giá trị của phần tử cần tìm trong multiset st.

Hàm upper_bound() sẽ trả về trình lặp trỏ đến vị trí phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn giá trị chỉ định. Và nếu không tìm thấy, hàm sẽ trả về trình lặp trỏ đến vị trí cuối cùng trong map.

Trong trường hợp chỉ có một phần tử trong multiset có giá trị giống với giá trị chỉ định thì hàm upper_bound sẽ trả về con trỏ chỉ đến phần tử ngay sau nó. Còn nếu có nhiều phần tử có giá trị giống với giá trị chỉ định, vị trí của phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn giá trị chỉ định sẽ được hàm upper_bound() trả về.

Bằng cách ứng dụng hàm upper_bound() kết hợp hàm upper_bound() mà Kiyoshi đã hướng dẫn ở trên, chúng ta có thể tìm ra 2 vị trí rồi xuất ra các phần tử có trong phạm vi xác định bởi vị trí đó như ví dụ sau:

#include <iostream>
#include <set>
using namespace std;

//Tạo hàm xuất multiset
void dump(multiset<int>& st)
{
for (auto x: st) {
cout << " "<< x ;
}
cout << endl;
}

int main() {
multiset<int> st{3, 3, 1, 4, 2, 5, 2, 9};
dump(st);


/*Tìm vị trí phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn hoặc bằng 3*/
auto itr1 = st.lower_bound(3); //itr1 trỏ đến 3

//Tìm vị trí phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn 5
auto itr2 = st.upper_bound(5); //itr2 trỏ đến 9

//In các phần tử trong phạm vi [itr1, itr2)
for (auto it=itr1; it!=itr2; ++it)
cout << *it << ' ';

return 0;
}

Kết quả:

1 2 2 3 3 4 5 9
3 3 4 5

Đếm số lần xuất hiện của phần tử trong multiset C++ bằng hàm count

Hàm count là một hàm thành viên trong class std::set, có tác dụng đếm số lần xuất hiện của phần tử trong multiset C++

Chúng ta sử dụng hàm count trong C++ với cú pháp sau đây:

st.count(val);

Trong đó val là giá trị của phần tử cần đếm số lần xuất hiện trong multiset st.

Ví dụ cụ thể:

#include <iostream>
#include <set>
using namespace std;

int main() {
multiset<int> st{3, 1, 3, 5, 2, 3};

//Đếm số lần xuất hiện của phần tử tồn tại trong set
cout << st.count(3) <<endl;

//Đếm số lần xuất hiện của phần tử không tồn tại trong set
cout << st.count(8) <<endl;

return 0;
}

Kết quả:

3
0

Tổng kết

Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn về cách tìm phần tử multiset trong C++ rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.

Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về C++ trong các bài học tiếp theo.

URL Link

https://laptrinhcanban.com/cpp/lap-trinh-cpp-co-ban/multiset-trong-cpp/tim-va-dem-phan-tu-trong-multiset-cpp/

Hãy chia sẻ và cùng lan tỏa kiến thức lập trình Nhật Bản tại Việt Nam!

HOME  › >>

Profile
きよしです!笑

Tác giả : Kiyoshi (Chis Thanh)

Kiyoshi là một cựu du học sinh tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học Toyama năm 2017, Kiyoshi hiện đang làm BrSE tại Tokyo, Nhật Bản.