Hướng dẫn cách sử dụng lệnh if trong Java. Bạn sẽ học được cách sử dụng các loại câu lệnh if trong Java như lệnh if trong Java, if else trong Java và elif trong Java, cũng như cách ứng dụng chúng để xử lý câu lệnh if một điều kiện hoặc là if nhiều điều kiện trong Java sau bài học này.
Lệnh if trong Java
Lệnh if trong Java bao gồm từ khóa if, một condition(biểu thức điều kiện)và một khối gồm các câu lệnh được mô tả trong khối đó. Khối lệnh trong if được đặt giữa cặp dấu ngoặc nhọn {}
để biểu thị bắt đầu và kết thúc của khối. Các lệnh mô tả trong khối chỉ được xử lý khi biểu thức điều kiện được chỉ định là true (đúng).
Chúng ta sử dụng lệnh if trong Java với cú pháp sau đây:
if (condition){
câu lệnh xử lý nếu condition là True (đúng)
}
Nếu biểu thức điều kiện
true (đúng), các câu lệnh mô tả trong khối sẽ được thực thi theo thứ tự. Chúng ta cũng có thể viết nhiều câu lệnh liên tiếp trong khối như sau:
if (condition){
câu lệnh 1;
câu lệnh 2;
câu lệnh 3;
}
Nếu chỉ có 1 câu lệnh trong khối lệnh if, chúng ta cũng có thể lược bỏ cặp dấu {}
và sử dụng if rút gọn trong Java như sau:
if(condition)
câu-lệnh;
Hoặc là viết câu lệnh trên cùng một dòng như sau:
if(condition) câu-lệnh;
Sơ đồ khối câu lệnh điều kiện trong Java như sau:
Lại nữa, khi viết lệnh if trong Java, mặc dù không phải là bắt buộc nhưng chúng ta nên sử dụng các dấu thụt lề đầu dòng để cấu trúc câu lệnh rõ ràng và dễ đọc hơn. Tất cả các câu lệnh mô tả trong khối nên được viết với độ thụt lề giống nhau. Thông thường, chúng ta sẽ dùng 2 hoặc 4 khoảng trắng tạo ra bởi phím cách, hoặc là một dấu tab được tạo ra khi bạn nhấn phím Tab một lần, để quy định độ thụt lề của khối.
- Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về cách thụt lề tại bài viết Thụt lề trong Java
Trong biểu thức điều kiện, chúng ta sử dụng toán tử so sánh và toán tử logic để mô tả điều kiện. Nếu kết quả của các phép so sánh hoặc logic này true, các lệnh mô tả trong khối mới được thực hiện. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các loại toán tử sử dụng trong biểu thức điều kiện của câu lệnh if Java tại bài viết Toán tử so sánh trong Java và toán tử logic trong Java.
Sau đây, chúng ta sẽ thử viết một câu lệnh if trong Java đơn giản để kiểm tra tuổi của một người đã đủ 18 hay chưa.
Trước hết, chúng ta so sánh giá trị gán trong biến old
với số 18
để kiểm tra kết quả biểu thức điều kiện old < 18
. Và nếu kết quả này là true, lệnh thay đổi giá trị result = "Em chưa 18"
trong khối mới được thực hiện.
public class Main |
Ở ví dụ trên, do old =17
nên biểu thức old < 18
true, dẫn đến lệnh thay đổi giá trị được thực hiện.
Giả sử chúng ta chỉ định old = 20
trong ví dụ trên, do biểu thức điều kiện old <18
khi này không còn true (đúng) nữa, do đó lệnh thay đổi giá trị result = "Em chưa 18"
mô tả trong khối sẽ không được thực hiện. Kết quả, giá trị ban đầu result= "Trên 18 tuổi"
không bị thay đổi và được in ra như sau:
public class Main |
Lại nữa, do trong ví dụ này chỉ có 1 lệnh duy nhất trong khối if nên chúng ta đã có thể bỏ qua cặp dấu {}
như cách viết if rút gọn trong Java sau:
if (old < 18) result = "Em chưa 18"; |
if else trong Java
if else trong Java được sử dụng để xử lý lệnh if khi biểu thức điều kiện được chỉ định là False (sai).
Ở phần trên chúng ta đã biết lệnh if trong Java chỉ xử lý các lệnh mô tả trong khối if nếu biểu thức điều kiện là true (đúng). Trong trường hợp bạn muốn xử lý lệnh if trong Java khi biểu thức điều kiện là False (sai), hãy sử dụng lệnh if else trong Java với cú pháp sau đây:
if(condition){
câu lệnh xử lý nếu condition là True (đúng);
}else{
câu lệnh xử lý nếu condition là False (sai);
}
Nếu chỉ có 1 câu lệnh trong khối if else thì chúng ta cũng có thể lược bỏ cặp dấu {}
và sử dụng if rút gọn trong Java như sau:
if(condition)
câu lệnh xử lý nếu condition là True (đúng);
else
câu lệnh xử lý nếu condition là False (sai);
Hoặc là viết gọn các câu lệnh trên một dòng như sau:
if(condition) câu-lệnh-nếu-condition-là-True;
else câu-lệnh-nếu-condition-là-False;
Chúng ta thêm các lệnh sẽ được xử lý nếu biểu thức điều kiện là False vào trong khối lệnh else, và các lệnh này sẽ chỉ được chạy nếu biểu thức điều kiện là False mà thôi.
Sơ đồ khối câu lệnh if else trong Java như sau:
Một ví dụ cụ thể, giả sử bạn mười bảy tuổi và bạn muốn vào một bar chơi. Khi đó, hãy viết một mã lệnh kiểm tra điều kiện tuổi được vào bar như sau:
public class Main |
Kết quả:
Em chưa 18, không được vào bar |
Ở trên, do bạn 17 tuổi (old = 17
), nên biểu thức điều kiện old < 18
là true, dẫn đến các lệnh trong khối lệnh if sẽ được thực hiện, do đó kết quả Em chưa 18, không được vào bar
được in ra màn hình.
Trong trường hợp chỉ định lại tuổi old = 20
, khi này biểu thức điều kiện lại trở thành False, do đó các lệnh trong khối lệnh else sẽ được thực hiện, nên kết quả khác sẽ in ra màn hình như sau:
public class Main |
Lại nữa, các khối lệnh if và else ở trên do chỉ có một lệnh duy nhất trong nó, do đó chúng ta cũng có thể lược bỏ đi các cặp dấu {}
như cách viết if rút gọn trong Java sau:
if (old < 18) System.out.println("Em chưa 18, không được vào bar"); |
elif trong Java | if nhiều điều kiện trong Java
elif trong Java được sử dụng để xử lý câu lệnh if nhiều điều kiện trong Java.
Ở phần trên, chúng ta đã làm việc với câu lệnh if một điều kiện trong Java. Khi bạn cần làm việc với câu lệnh if nhiều điều kiện trong Java , chúng ta cần sử dụng tới elif trong Java với cú pháp sau đây:
if(condition-1){
câu lệnh xử lý nếu condition-1 là True (đúng);
}else if(condition 2){
câu lệnh xử lý nếu condition-2 là True (đúng);
}else if(condition 3){
câu lệnh xử lý nếu condition-3 là True (đúng);
…
}else{
câu lệnh xử lý nếu tất cả các condition ở trên đều False (sai);
}
Chúng ta sẽ viết các biểu thức điều kiện cùng các lệnh sẽ xử lý nếu biểu thức điều kiện đó true (đúng) vào khối tương ứng sau lệnh if và elif. Cuối cùng chúng ta viết các lệnh xử lý mặc định vào trong khối khối else, và các lệnh này sẽ được xử lý trong trường hợp tất các các biểu thức điều kiện được chỉ định đều False (sai).
Sơ đồ khối câu lệnh elif trong Java như sau:
Trong lệnh if elif else Java các biểu thức điều kiện sẽ được phán đoán từ trên xuống dưới. Nếu biểu thức điều kiện là true (đúng), các lệnh trong khối tương ứng sẽ được thực thi, các biểu thức điều kiện tiếp theo sẽ không được kiểm tra nữa, và toàn bộ mã lệnh được kết thúc.
Nếu biểu thức điều kiện là False (sai) thì tiến hành kiểm tra kết quả của biểu thức điều kiện tiếp theo, và lặp lại quá trình cho tới cuối cùng.
Và nếu như tất cả các biểu thức điều kiện được chỉ định đều cho kết quả False (sai), các lệnh mặc định trong khối else sẽ được thực hiện.
Lại nữa, bạn cũng có thể lược bỏ đi cả khối else, khi đó chương trình sẽ không có lệnh xử lý mặc định, và trong trường hợp toàn bộ các biểu thức điều kiện được chỉ định đều False (sai), sẽ không có câu lệnh nào được thực thi hay kết quả nào được trả về.
Ví dụ về sử dụng elif trong Java như sau. Chúng ta cũng sẽ sử dụng lại ví dụ kiểm tra tuổi vào bar như trên, nhưng sẽ kèm thêm một trường hợp nữa là kiểm tra thẻ chứng minh nhân dân:
public class Main |
Với ví dụ trên, chỉ khi nào bạn có mang theo CMND và trên 18 tuổi thì kết quả của lệnh elif trong Java mới cho bạn vào bar mà thôi.
if rút gọn trong Java
Như phần trên Kiyoshi đã trình bày, thì nếu trong khối lệnh của if, if else hoặc else chỉ chứa một câu lệnh duy nhất thì chúng ta có thể lược bỏ đi cặp dấu {}
và sử dụng tới if rút gọn trong Java.
Sau khi lược bỏ cặp dấu {}
, chúng ta có thể viết các lệnh trên cùng dòng, hoặc là xuống dòng trước khi viết lệnh đó.
Ví dụ cụ thể về if rút gọn trong Java trong câu lệnh if else trong Java như sau:
public class Main |
Lại nữa, chúng ta cũng có thể kết hợp cả cú pháp lệnh if trong Java thông thường và if rút gọn trong Java trong cùng một chỗ như sau:
public class Main |
Giống như ở trên thì trong khối lệnh if có nhiều hơn 2 lệnh, do đó chúng ta phải dùng cú pháp lệnh if thông thường với cặp dấu {}
, tuy nhiên trong khối lệnh else do chỉ có 1 lệnh, nên chúng ta hoàn toàn có thể lược bỏ cặp dấu này đi.
Tổng kết
Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn về cách sử dụng các loại câu lệnh lệnh if trong Java như lệnh if trong Java, if else trong Java, và elif trong Java rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.
Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về Java trong các bài học tiếp theo.
URL Link
HOME › java cơ bản cho người mới bắt đầu>>10. lệnh điều kiện trong java