Kiểm tra số nguyên trong python | Laptrinhcanban.com

HOME › >>

Kiểm tra số nguyên trong python

Hướng dẫn cách kiểm tra số nguyên trong python. Bạn sẽ học được cách sử dụng các hàm sẵn có cũng như cách tạo một hàm cơ bản để kiểm tra số nguyên trong python, cũng như cách liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên bằng python sau bài học này.

Chúng ta có 3 cách kiểm tra số nguyên trong python như sau:

  • Hàm isinstance(): kiểm tra số nguyên số thực trong python
  • Phương thức is_integer(): kiểm tra số thực có phải là số nguyên trong python
  • Tự tạo hàm kiểm tra số nguyên số thực trong Python bằng math.ceil() và math.floor()

Số nguyên số thực trong python là gì

Trong ngôn ngữ python, khái niệm số nguyên và số thực cũng giống với khái niệm mà chúng ta hay dùng.

Số nguyên bao gồm các số tự nhiên (1,2,3…), số âm (-1,-2,-3…) và số 0.
Những con số thông thường mà chúng ta thường sử dụng được gọi là số nguyên.

Số thực là một số nguyên cộng với một giá trị thập phân. Ví dụ, các số như 1.0, 5.2, -9.687, 3.14159,… chẳng hạn. Số thực cũng bao gồm số nguyên trong nó.
Tóm lại, các số bao gồm cả phần thập phân được gọi là số thực.

Số nguyên trong python có thể biểu diễn bởi giá trị chính xác của nó, trong khi số thực trong python lại được biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động, điều đó có nghĩa là số thực không thể biểu diễn bởi giá trị chính xác, mà chúng ta có thể làm tròn lên hoặc làm tròn xuống số chữ cái sau phần thập phân để biểu diễn nó với các giá trị khác nhau.

Kiểm tra số nguyên số thực trong python | Hàm isinstance()

Hàm isinstance() có tác dụng kiểm tra một số chỉ định có phải là số nguyên hay không.
Chúng ta sử dụng hàm isinstance() với cú pháp sau đây:

isinstance(num, type)

Trong đó num chính là số cần kiểm tra , và type là kiểu cần kiểm tra. type có thể là int hoặc float.

Hàm isinstance() sẽ trả về True nếu số đã cho thuộc kiểu type chỉ định , và ngược lại trả về False trong các trường hợp còn lại.

Ví dụ cụ thể, chúng ta có số nguyên int và số thực float như sau:

i = 6
f = 6.78

print(type(i))
print(type(f))
# <class 'int'>
# <class 'float'>

Chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra các số này là số nguyên int hay số thực float bằng hàm isinstance() như sau:

i = 6
f = 6.78

print(isinstance(i, int))
# True

print(isinstance(i, float))
# False

print(isinstance(f, int))
# False

print(isinstance(f, float))
# True

Lưu ý là trong trường hợp số nguyên được viết có phần thập phân, ví dụ như số 1 viết thành 1.0 hoặc 1.000 chẳng hạn thì hàm isinstance() sẽ coi đây là số thực trong Python.

Ví dụ:

print(isinstance(1, int))
# True


print(isinstance(1.00, int))
# False


print(isinstance(1.00, float))
# True

Để kiểm tra số nguyên với các số dạng này, chúng ta cần đến cách tiếp theo sau đây.

Kiểm tra số thực có phải là số nguyên trong python | Phương thức is_integer()

is_integer() là một phương thức cài sẵn trong kiểu dữ liệu float, do đó chúng ta có thể sử dụng phương thức này với một số thực bất kỳ để kiểm tra coi nó có phải là số nguyên hay không.

Số thực bao gồm số hữu tỉ và số vô tỉ, và số nguyên cũng là tập con trong nó. Do vậy với 1 số thực chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra được nó có phải là số nguyên hay không trong Python.

Cú pháp sử dụng phương thức float.is_integer() để kiểm tra số nguyên trong Python như sau:

f.is_integer()

Trong đó f là số thực mà chúng ta cần kiểm tra nó có phải là số nguyên không.

Phương thức float.is_integer() sẽ trả về True nếu số đã cho thuộc là số nguyên, và ngược lại trả về False trong các trường hợp còn lại.

Ví dụ cụ thể:

f1 = 1.234

print(f1.is_integer())
# False

f2 = 100.0

print(f2.is_integer())
# True

Tự tạo hàm kiểm tra số nguyên số thực trong Python

Số nguyên trong python có khả năng biểu diễn bởi giá trị chính xác của nó, trong khi số thực thì có thể làm tròn lên hoặc làm tròn xuống thành các giá trị khác nhau.

Bằng cách sử dụng tính chất này, chúng ta có thể so sánh hai giá trị làm tròn lênlàm tròn xuống của số đã cho, và nếu hai giá trị này giống nhau thì số đã cho chính là một số nguyên.

Chúng ta cần sử dụng tới hai hàm trong module math là hàm math.ceil()để làm tròn lên, và hàm math.floor() để làm tròn xuống giá trị một số trong python.

Và chúng ta có thể tạo hàm kiểm tra số nguyên trong python như sau:

import math
def check_prime_number(n):
#flag = 1 => số nguyên
#flag = 0 => số thực

flag = 1;
if (math.ceil(n) != math.floor(n)):
flag = 0;
return flag;

Chúng ta có thể gọi hàm này và sử dụng trong chương trình nhập n kiểm tra n có phải số nguyên không trong python như sau:

import math
def check_prime_number(n):
#flag = 1 => số nguyên
#flag = 0 => số thực

flag = 1;
if (math.ceil(n) != math.floor(n)):
flag = 0;
return flag;

n = float(input(">> nhap mot so: "))


check = check_prime_number(n);

if check == 1:
print(n," la so nguyen")
else:
print(n," la so thuc")

Lưu ý là số nhập từ bàn phím phải được lấy dưới dạng số thực, để có thể nhập được cả số thực và số nguyên và kiểm tra.

Màn hình nhập liệu và kết quả kiểm tra số thực số nguyên sẽ như sau:

>> nhap mot so: 1.11
1.11 la so thuc

>> nhap mot so: 1
1.0 la so nguyen

>> nhap mot so: -1.234
-1.234 la so thuc

Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên

Sử dụng phương pháp ở trên, chúng ta có thể liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên bằng python.

Và dưới đây là ví dụ về chương trình liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên trong python:

import math
def check_prime_number(n):
#flag = 1 => số nguyên
#flag = 0 => số thực

flag = 1;
if (math.ceil(n) != math.floor(n)):
flag = 0;
return flag;

nums = [5, 4.1, 7.2, 2, 8.9, 7, 3]
total=0
for i in nums:
check = check_prime_number(i)
if( check == 1 ) :
print(i)
total += i
print("Tong cac so nguyen trong mang: ",total)

Kết quả:

5
2
7
3
Tong cac so nguyen trong mang: 17

Tổng kết

Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra số nguyên trong python, cũng như cách liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên bằng python rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.

Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về python trong các bài học tiếp theo.

URL Link

https://laptrinhcanban.com/python/nhap-mon-lap-trinh-python/so-trong-python/kiem-tra-so-nguyen-so-thuc-trong-python/

Hãy chia sẻ và cùng lan tỏa kiến thức lập trình Nhật Bản tại Việt Nam!

HOME  › >>

Profile
きよしです!笑

Tác giả : Kiyoshi (Chis Thanh)

Kiyoshi là một cựu du học sinh tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học Toyama năm 2017, Kiyoshi hiện đang làm BrSE tại Tokyo, Nhật Bản.